Dịch Vụ liên quan
- THIẾT KẾ NỤ CƯỜI ĐẸP 2020
- TUỔI THỌ CỦA RĂNG SỨ KIM LOẠI LÀ BAO LÂU?
- NIỀNG RĂNG MẮC CÀI SỨ
- “HẠ GỤC” TIẾP KHỚP CẮN NGƯỢC CHỈ VỚI 2 THÁNG NIỀNG RĂNG
- TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ KHỚP CẮN NGƯỢC
- NIỀNG RĂNG MẮC CÀI KIM LOẠI TỰ BUỘC CÓ PHẢI CÓ PHƯƠNG PHÁP CHỈNH NHA PHÙ HỢP CHO BẠN?
- HÀM THÁO LẮP
- PHỤC HÌNH THÁO LẮP
- MẶT DÁN SỨ
- RĂNG SỨ THẨM MỸ
- NIỀNG RĂNG INVISALIGN
- ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY RĂNG
- CẠO VÔI RĂNG VÀ ĐÁNH BÓNG
- BẢO VỆ VÀ GIỮ RĂNG LÂU DÀI VỚI MÃO SỨ
- THIẾT KẾ NỤ CƯỜI là gì?
- PHỤC HÌNH TRÊN IMPLANT – 4 LỢI ÍCH GIÚP CẢI THIỆN NỤ CƯỜI CỦA BẠN
- BẢO VỆ VÀ GIỮ RĂNG LÂU DÀI VỚI MÃO SỨ
- Nha Khoa Trẻ Em An Toàn - Hiện Đại - Chuyên Nghiệp
- Điều Trị Viêm Nha Chu - Giải Pháp Giúp Bảo Vệ Sức Khỏe Răng Hàm Hiệu Quả
- Cấy ghép Nha khoa - Implant
- Niềng Răng Thẩm Mỹ
- NIỀNG RĂNG – KHÔNG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ LÀM THẲNG HÀNG RĂNG
- CẦU RĂNG HAY IMPLANT – LOẠI NÀO LÀ TỐT NHẤT CHO BẠN?
- HẬU QUẢ CỦA BỌC SỨ SAI CHỈ ĐỊNH???
- ÁP XE RĂNG: BẠN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN
- Nên Cắm Implant Hay Làm Cầu Răng Sứ?
- CƯỜI HỞ NƯỚU: NGUYÊN NHÂN – CÁCH ĐIỀU TRỊ
- CHẤN THƯƠNG RĂNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- ĐIỀU TRỊ ĐÓNG KHE HỞ BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN VÀ THẨM MỸ VỚI MẶT DÁN SỨ
MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
Các bệnh về răng ở trẻ em có chiều hướng gia tăng. Việt Nam hiện được xếp vào nhóm quốc gia có tỷ lệ bệnh này cao nhất thế giới.
Vì vậy, việc cha mẹ tự trang bị những kiến thức cơ bản về chăm sóc răng miệng cho trẻ là rất quan trọng.
Các loại bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ:
1.Viêm lợi
Trẻ bị viêm lợi sẽ có những triệu chứng như lợi sưng đỏ, đau, chảy máu, hôi miệng… Có 3 thể viêm thường gặp:
–Viêm lợi do mọc răng.
– Viêm lợi hoại tử lở loét cấp tính: Là một nhiễm trùng cấp tính, thường do stress hay giảm sức đề kháng.
– Viêm lợi do vệ sinh răng miệng kém.
– Áp xe do răng sâu
Áp xe do răng cửa sữa bên Trái
2.Chấn thương răng
Thường gặp ở các bé trai. Nguyên nhân gây chấn thương răng thường là ngã đập mặt xuống đất; đánh lộn, tai nạn giao thông… Tùy mức độ chấn thương, các bác sĩ sẽ có cách xử lý riêng. Đối với trường hợp răng đã rơi ra, nếu có những bước xử lý khẩn cấp, thích hợp thì có thể cắm lại răng. Thời gian răng ở ngoài càng lâu, tiên lượng càng xấu. Do vậy, khi răng bị rớt ra khỏi ổ, cần nhặt lên ngay (cầm lấy phần thân, tránh chạm vào phần chân răng) rồi dùng nước sạch rửa nhẹ. Tốt nhất là đặt răng trở lại vị trí cũ trong xương ổ răng. Nếu không làm được, phải ngâm răng trong sữa tươi tiệt trùng hoặc cho trẻ ngậm trong miệng và đưa đến bệnh viện ngay. Trong trường hợp răng bị chấn thương là răng sữa (gặp ở trẻ 2-5 tuổi), tai nạn có thể sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn đang phát triển, gây thiểu sản men (thiếu chất men) hoặc làm biến đổi chiều hướng mọc của răng vĩnh viễn.
Lúc phát hiện trẻ bị sâu răng sữa, cần đưa đi khám và điều trị để không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Nhiều mà mẹ cho rằng việc răng sữa bị sâu không có gì đáng lo cả vì sẽ có răng vĩnh viễn mọc thay thế. Họ không nhắc nhở con vệ sinh răng miệng cho đến khi trẻ đã bị sâu gần hết hai hàm răng sữa. Những chiếc răng bị sâu đến tủy hoặc phải nhổ đều ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Với những trường hợp trẻ có răng sâu đến tủy, các bác sĩ thường đề nghị chữa tủy để giữ lại răng với mục đích dành chỗ cho răng vĩnh viễn mọc; nhưng không ít phụ huynh lại đòi nhổ. Họ không biết rằng từ 6-7 tuổi, trẻ mới bắt đầu thay răng và trong lúc đợi răng vĩnh viễn mọc, phải tạo khoảng trống để giữ chỗ. Nếu nhổ răng sữa sớm, khoảng trống cho răng vĩnh viễn sẽ không còn, dẫn tới tình trạng răng vĩnh viễn bị xô lệch sau này. Hơn nữa, việc nhổ răng sữa sớm còn làm nướu dày hơn, cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Chiếc răng cối đầu tiên (răng số 6) là răng vĩnh viễn, mọc khi trẻ được 6 tuổi. Do răng này mọc sớm nên nhiều bà mẹ tưởng đây là răng sữa và chủ quan trong việc vệ sinh răng, không đưa trẻ đi điều trị sớm khi răng chớm sâu. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng vì răng số 6 là răng chủ lực trong việc ăn nhai, lại có tác dụng hướng dẫn cho các răng cối khác mọc đúng vị trí.
Do vậy, để phòng tránh các bệnh về răng, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách chải răng đúng phương pháp, đưa trẻ đi lấy cao răng nếu có và khám răng định kỳ 6 tháng/lần nhằm kịp thời điều trị sớm sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.
NHA KHOA NOVA
Dịch Vụ
đăng ký nhận thông tin
Để lại thông tin để nhận được ưu đãi mới nhất từ chúng tôi

0969 84 5445
Hotline đặt hẹn 0969 84 5445 - nhakhoanova@gmail.com
Hotline tư vấn 0945 86 7367 - nhakhoanova@gmail.com
Đặt lịch hẹn

Đặng ký thành viên
Đăng ký làm thành viên để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn

