Dịch Vụ liên quan
- THIẾT KẾ NỤ CƯỜI ĐẸP 2020
- TUỔI THỌ CỦA RĂNG SỨ KIM LOẠI LÀ BAO LÂU?
- NIỀNG RĂNG MẮC CÀI SỨ
- “HẠ GỤC” TIẾP KHỚP CẮN NGƯỢC CHỈ VỚI 2 THÁNG NIỀNG RĂNG
- TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ KHỚP CẮN NGƯỢC
- NIỀNG RĂNG MẮC CÀI KIM LOẠI TỰ BUỘC CÓ PHẢI CÓ PHƯƠNG PHÁP CHỈNH NHA PHÙ HỢP CHO BẠN?
- HÀM THÁO LẮP
- PHỤC HÌNH THÁO LẮP
- MẶT DÁN SỨ
- RĂNG SỨ THẨM MỸ
- NIỀNG RĂNG INVISALIGN
- ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY RĂNG
- CẠO VÔI RĂNG VÀ ĐÁNH BÓNG
- BẢO VỆ VÀ GIỮ RĂNG LÂU DÀI VỚI MÃO SỨ
- THIẾT KẾ NỤ CƯỜI là gì?
- PHỤC HÌNH TRÊN IMPLANT – 4 LỢI ÍCH GIÚP CẢI THIỆN NỤ CƯỜI CỦA BẠN
- BẢO VỆ VÀ GIỮ RĂNG LÂU DÀI VỚI MÃO SỨ
- Nha Khoa Trẻ Em An Toàn - Hiện Đại - Chuyên Nghiệp
- Điều Trị Viêm Nha Chu - Giải Pháp Giúp Bảo Vệ Sức Khỏe Răng Hàm Hiệu Quả
- Cấy ghép Nha khoa - Implant
- Niềng Răng Thẩm Mỹ
- MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
- CẦU RĂNG HAY IMPLANT – LOẠI NÀO LÀ TỐT NHẤT CHO BẠN?
- HẬU QUẢ CỦA BỌC SỨ SAI CHỈ ĐỊNH???
- ÁP XE RĂNG: BẠN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN
- Nên Cắm Implant Hay Làm Cầu Răng Sứ?
- CƯỜI HỞ NƯỚU: NGUYÊN NHÂN – CÁCH ĐIỀU TRỊ
- CHẤN THƯƠNG RĂNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- ĐIỀU TRỊ ĐÓNG KHE HỞ BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN VÀ THẨM MỸ VỚI MẶT DÁN SỨ
NIỀNG RĂNG – KHÔNG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ LÀM THẲNG HÀNG RĂNG
Niềng răng(hay còn gọi là chỉnh nha) có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe lâu dài của răng nói riêng và thẩm mỹ cũng như sức khỏe toàn thân nói chung.
Có nhiều lý do mà bạn quyết định điều trị chỉnh nha cho chính mình hoặc các thành viên trong gia đình.
Trẻ em nên khám - tư vấn niềng răng từ lúc 7 tuổi. Vào thời điểm này, trẻ có thể chưa sẵn sàng để bắt đầu điều trị; tuy nhiên, bác sĩ có thể đánh giá các chỉ định điều trị trong tương lai và xác định xem liệu có cần phương pháp điều trị dự phòng nào có thể chỉ định tại thời điểm này hay không.
Nếu trẻ có thói quen thở miệng, mút ngón tay, nha sĩ có thể chỉ định khí cụ hỗ trợ để trẻ loại bỏ thói quen không tốt này. Các khí cụ sẽ được mang đến khi trẻ bỏ thói quen.
.jpg)
Thanh thiếu niên và người lớn bị nghiến răng hoặc cắn chặt răng, lâu ngày có thể gây đau cơ hoặc khớp thái dương hàm. Cơn đau này được gọi là TMD (rối loạn chức năng khớp tạm thời). Cơn đau thường do các cơ bị căng và có thể kết hợp với tiếng kêu khớp khi há ngậm. Máng ngậm (còn gọi là máng nhai) mang vào buổi tối được thực hiện để bảo vệ răng và làm giảm sự căng của các cơ hàm liên quan.

Sai khớp cắn là sự không ăn khớp của các răng ở hai hàm khi cắn lại, cần được điều trị bằng chỉnh nha / niềng răng. Nếu không, tình trạng sai khớp cắn này có thể gây nhiều hậu quả về thẩm mỹ và chức năng. Ví dụ: Nếu răng cửa trên chìa ra trước quá nhiều, nó sẽ dễ bị chấn thương, bể/ gãy khi bạn bị té hoặc va chạm với vật cứng. Ngoài ra, tình trạng sai khớp cắn còn có thể gây cản trở hoặc làm giảm khả năng nhai, gây mòn răng, đau khớp…

Trường hợp các răng mọc chen chúc (lộn xộn), gây cản trở vệ sinh răng miệng, khó khăn trong việc chải răng và dùng chỉ nha khoa, tạo thuận lợi cho mảng bám và vi khuẩn phát triển, gây sâu răng – viêm nướu – viêm nha chu.
Ngoài ra, hàm răng chen chúc còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm bạn thiếu tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến trong công việc và hạnh phúc gia đình.
Như vậy, chỉnh nha / niềng răng không phải chỉ đơn thuần làm các răng thẳng hàng, mà phương pháp này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng: giúp ăn nhai tốt hơn, vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn; hơn thế nữa, cách điều trị này còn đem lại sự tự tin trong giao tiếp, cơ hội thăng tiến trong công việc và góp phần đem lại cuộc sống hạnh phúc cho bạn.
NHA KHOA NOVA
Dịch Vụ
đăng ký nhận thông tin
Để lại thông tin để nhận được ưu đãi mới nhất từ chúng tôi

0969 84 5445
Hotline đặt hẹn 0969 84 5445 - nhakhoanova@gmail.com
Hotline tư vấn 0945 86 7367 - nhakhoanova@gmail.com
Đặt lịch hẹn

Đặng ký thành viên
Đăng ký làm thành viên để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn

